CÁC BƯỚC CỦA THỦ TỤC KHỞI KIỆN ÁN KINH TẾ - KINH DOANH THƯƠNG MẠI

 ▪ Tên thủ tục:

Thủ tục khởi kiện án kinh tế - kinh doanh thương mại

▪ Cơ quan ban hành:

Quốc hội - Chính phủ - Tòa Án Nhân Dân Tối Cao

▪ Mục đích:

Các thủ tục cần cần thiết để khởi kiện vụ án kinh tế - kinh doanh thương mại

▪ Đối tượng áp dụng:

I. Các loại vụ kiện

Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhận đơn khởi kiện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp kinh tế - kinh doanh thương mại sau đây nếu bị đơn cư trú, làm việc (bị đơn là cá nhân) hoặc bị đơn có trụ sở (bị đơn là cơ quan tổ chức) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thư ơng mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau hoặc một hay các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận, bao gồm:

a) Mua bán hàng hoá;

b) Cung ứng dịch vụ;

c) Phân phối;

d) Đại diện, đại lý;

đ) Ký gửi;

e) Thuê, cho thuê, thuê mua;

g) Xây dựng;

h) Tư vấn, kỹ thuật;

i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đ ờng sắt, đư ờng bộ, đ ường thuỷ nội địa;

k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đ ờng hàng không, đ ờng biển;

l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;

m) Đầu tư , tài chính, ngân hàng;

n) Bảo hiểm;

o) Thăm dò, khai thác.

CHÚ Ý: Nếu bị đơn cư trú, làm việc (bị đơn là cá nhân) hoặc bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan tổ chức) trên địa bàn quận 5 và quận 11 thì các tranh chấp từ điểm a đến điểm i do Tòa án nhân dân quận các quận đó trực tiếp thụ lý và giải quyết do đã được tăng thẩm quyền.

Những tranh chấp trên đây có đ ương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác t ư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở n ước ngoài, cho Toà án nư ớc ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện mà thuộc thẩm quyền giải quyết sơ thẩm của Toà án nhân dân thành phố (không giới hạn trị giá tranh chấp).

2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

II. Các loại yêu cầu

Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhận đơn yêu cầu giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các yêu cầu về kinh doanh thương mại sau đây nếu bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:

1. Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài th ương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài th ơng mại.

2. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, th ơng mại của Toà án n ớc ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, th ơng mại của Toà án n­ớc ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

3. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, th ơng mại của Trọng tài n ớc ngoài.

III. Lựa chọn của nguyên đơn

Tòa án nhân dân thành phố và Tòa án các quận huyện TP Hồ Chí Minh nhận đơn yêu cầu giải quyết theo thủ tục sơ thẩm theo sự lựa chọn của nguyên đơn, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Nếu không biết nơi c trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn c trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơi c trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình c trú, làm việc giải quyết;

d) Nếu tranh chấp về bồi th ờng thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình c trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng đ ợc thực hiện giải quyết;

h) Nếu các bị đơn c trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn c trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa ph ơng khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết./.

▪ Hồ sơ cần thiết:

- Đơn khởi kiện (theo mẫu)

- Hợp đồng kinh tế hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị như hợp đồng kinh tế.

- Biên bản bổ sung, phụ lục, phụ kiện hợp đồng (nếu có).

- Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như: cầm cố, thế chấp, tài sản (nếu có).

- Tài liệu về việc thực hiện hợp đồng như giao nhận hàng , các biên bản nghiệm thu, các chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ tồn đọng;

- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp.

- Các tài liệu giao dịch khác (nếu thấy cần thiết);

- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

▪ Qui trình giải quyết:

▪ Lệ phí:

1/ Án phí kinh tế bao gồm án phí kinh tế sơ thẩm và án phí kinh tế phúc thẩm.

2/ Mức án phí kinh tế sơ thẩm đối với các vụ án kinh tế không có giá ngạch là 2.000.000 đồng.

3/ Mức án phí kinh tế sơ thẩm đối với các vụ án kinh tế có giá ngạch được quy định như sau:

Giá trị tranh chấp/ Mức án phí

a) từ 40.000.000 đồng trở xuống

2.000.000 đồng

b) Từ trên 40.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% của giá trị tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

(Xem thêm ở Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án)

Tiền tạm ứng án phí sơ thẩm

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có liên quan, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong các vụ án kinh tế phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo thông báo của Toà án.

Người nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết về kinh doanh thương mại theo quy định tại mục II trên đây phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết theo thông báo của Toà án.

▪ Thời gian giải quyết:

Thời hạn chuẩn bị xét xử: từ 2 đến 3 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý

Thời hạn mở phiên tòa: từ 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử

▪ Căn cứ pháp lý:

Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội về án phí, lệ phí Tòa án

▪ Địa điểm tiếp nhận:

Tổ thụ lý - Văn phòng Tòaa 1n nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1


 

Đang truy cập: 7
Trong ngày: 68
Trong tuần: 314
Lượt truy cập: 1556038
                        

Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878  Fax: (+848) 3825 1727

Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727

Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com

Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com